/ 08

Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khó chữa dứt điểm sau hậu phẫu nếu không biết cách. Đặc biệt để phòng bệnh và chữa bệnh thì các bác sĩ chuyên khoa thường khuyên ngoài dùng thuốc đặc trị, phẫu thuật, vật lý trị liệu... thì tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Và đạp xe để có sự vận động các cơ, khớp xương tốt nhất.

1. BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ?

   Cơ thể bình thường của chúng ta có 24 đốt sống có thể cử động (từ cổ đến thắt lưng), giữa các khoang đốt sống là đĩa đệm. Đĩa đệm có cấu trúc dạng thớ sợi được sắp xếp theo hình vòng tâm và có chứa nhân keo (gelatin). Đĩa đệm có tác dụng giúp cho cột sống của cơ thể cử động uyển chuyển đồng thời làm giảm xóc của cơ thể.Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân chấn thương hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở vị trí bất kỳ trên cột sống, tuy nhiên hay gặp thoát vị đĩa đệm ở phần thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra hiện tượng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm khi có đè ép vào rễ dây Thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau tọa lưng). Thoát vị đĩa đệm ở vị trí cổ, sẽ gây ra đau cổ, gáy. Khi kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau vai, cổ và tay cùng bên khi bị chèn ép.

Thoát vị đĩa đệm có thể không nhận biết được khi nó không có triệu chứng vì không gây đè ép vào rễ dây thần kinh. Cho lên có điều kiện và thời gian bạn lên đi khám kiểm tra định kỳ để có cơ thể khỏe mạnh hoàn hảo nhất.

2. ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh về cột sống với tỷ lệ thoát vị đĩa đệm ở người trưởng thành là 30%.

Nếu bệnh nhân chỉ bị thoát vị đĩa đệm nhẹ, có thể áp dụng các bài tập thể dục, phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng kết hợp với uống một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng khi bị thoát vị đĩa đệm thể nhẹ mà người bệnh thờ ơ, không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển nặng thêm tạo ra các cơn đau đột ngột và nếu bệnh nặng thì người bệnh cần phải phẫu thuật.

Ở giai đoạn nặng nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm nó có thể gây chèn ép lên dây thần kinh. Lúc đó người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như tê tay chân, đau và hậu quả nghiêm trọng nhất là người bệnh sẽ bị tàn phế.

Tập thể dục là yếu tố quan trọng trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm. Nó có tác dụng làm người bệnh giảm đau và giúp bảo đảm cho cơ thể được khỏe mạnh lâu dài.

Người bị thoát vị đĩa đệm cần áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai cơ bắp. Người bệnh có thể đi bộ trên nền bằng phẳng, bơi, đi xe đạp thể thao,… đây là những phương pháp tập luyện tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm. Nhưng cần chú ý rằng khi đi xe máy, ô tô, xe đạp trên đường xóc, mấp mô, có nhiều “ổ gà” cũng là một nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm cột sống hoặc khiến cho bệnh ngày càng nặng thêm. Do vậy, người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh đi xe trên địa hình đường xóc.

3. ĐI XE ĐẠP THỂ THAO ĐIỀU TRỊ BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khó chữa dứt điểm sau hậu phẫu nếu không biết cách. Đặc biệt để phòng bệnh và chữa bệnh thì các bác sĩ chuyên khoa thường khuyên ngoài dùng thuốc đặc trị, phẫu thuật, vật lý trị liệu... thì tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Và đạp xe để có sự vận động các cơ, khớp xương tốt nhất bởi khi đạp xe toàn bộ xương cơ thể được nâng đỡ  lúc đó sự vận động của các cơ hoặt động đồng đều giúp các khớp xương có sự chuyển động nhẹ nhàng, trơn chu hơn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đi xe đạp thể thao tốt cho sức khỏe và việc điều trị bệnh. Đây là môn thể thao giúp thư giãn gân cốt, các đốt sống, cơ thể được hoạt động và đàn hồi nhẹ nhàng tự nhiên giúp cơ thể khỏe mạnh dẻo dai hơn, chắc khỏe, hạn chế sự phát triển của bệnh tật. Tuy nhiên với những người mắc bệnh mắc bệnh khi đạp xe cần phải chú ý một số điểm sau:

Không đi xe đạp thể thao ở những nơi đường mấp mô, nhiều ổ gà, xóc… mà nên đạp xe ở những con đường phẳng để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến phần đĩa đệm bị lệch ra ngoài làm cho bệnh nhân bị đau đớn, phát triển bệnh theo chiều hướng sớm.

Với trường hợp người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, khi đi xe đạp thể thao nên sử dụng đai lưng, đai cột sống hoặc thắt lưng bảo vệ sốt sống và giảm bớt áp lực ảnh hưởng lên cột sống lưng.

Không đạp xe với vận tốc nhanh, xe quá cao chỉ nên đạp nhẹ nhàng từ từ, đi xe có kích thước phù hợp với chiều cao của mình.

Trong thời gian mới điều trị bệnh chỉ nên đạp xe một quãng đường ngắn, không đi quá xa, sau đó từ từ tăng quãng đường đi lên.

Đi xe đạp thể thao, tập luyện kết hợp với các chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống thuốc theo lời khuyên của bác sĩ bạn sẽ điều trị bệnh nhanh và có hiệu quả tốt nhất.

Xe đạp thể thao Life không chỉ là phương tiện để di chuyển mà còn giúp bạn có cơ thể khỏe nhất để học tập và thành công trong công việc.