/ 03

Một chiếc xe đạp địa hình khi được hỏi mọi người đều trả lời rằng là dòng xe bánh to có gai khung xe to tay lái thằng và sừng dùng để leo núi hoặc đường đất…

Trên thực tế xe đạp địa hình được cho là rất đa dạng về thiết kế và có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào nhiều mục đích khác nhau của người sử dụng mà các hãng sản xuất sẽ thiết kế phù hợp cho người dùng về kết cấu khung đảm bảo chắc chắn cũng như theo quy chuẩn và trang bị bộ truyền động hợp lý đảm bảo xe chạy được được mướt theo đúng công năng của nó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xe đạp địa hình leo núi

Vậy để phân biệt xe đạp địa hình và mua cho mình được chiếc xe đạp như ý cần biết những điểm sau:

1. Khung xe đạp địa hình

- Khung xe là bộ phận quan trọng nhất của xe được coi như trái tim của xe. Khung xe đạp địa hình được thiết kế chia làm 2 loại: không có giảm sóc ở giữa khung/hoặc có giảm sóc. Khung xe làm chắc chắn từ các thanh có thiết diện to để đảm bảo sự va đập, chống cộng hưởng rung lắc khi chạy những cung đường xấu.

- Khung xe đạp địa hình trên thị trường được làm từ thép- mối hàn nhỏ; khung nhôm- mối hàn to; khung carbon - không mối hàn; khung titan - có mối hàn nhỏ và thường khung không sơn, còn lại 3 loại khung kia được sơn tĩnh điện và tem chìm (tem nước). 

2.Hệ thống giảm xóc
-Một chiếc xe đạp địa hình thông thường cần trang bị hệ thống giảm xóc hay còn gọi là phuộc.
Trên thị trường xe đạp hiện nay thì xe đạp địa hình thường được thiết kế là dòng xe có một phuộc và hai phuộc.

-Phuộc xe có phuộc lò xo, phuộc dầu, phuộc khí.
-Đối với dòng xe có một phuộc người ta còn gọi là dòng xe đuôi cứng dòng xe này thường được trang bị một phuộc trước mà thích hợp với những con đường không quá khó khắn như đá, sỏi vì được thiết kế chỉ có một phuộc nên dòng xe này có trọng lượng nhẹ và có giá thành rẻ.

-Còn với dòng xe có 2 phuộc thì có trọng lượng tương đối lớn và giá thành cao nhưng bù lại điều đó thì dòng xe này có thể cho người sử dụng có thể chinh phục được những con đường khó khăn hơn hoặc những con đường địa hình núi hiểm trở.


3.Bộ truyền động

- Bộ truyền động của xe địa hình được thiết kế nhiều đĩa và nhiều líp và được cơ cấu chuyển đổi líp và đĩa (gạt líp, gạt đĩa) bằng cơ hay bằng điện tử chính xác để thay đổi lực đạp cũng như tốc độ phù hợp với cung đường bằng phẳng hay lên dốc.

- Bộ truyền động được lắp cho xe địa hình được các hãng chuyên sản xuất phụ tùng này và có các phân khúc và chất lượng khác nhau phụ thuộc vào giá của chiếc xe sẽ có bộ truyền động nằm trong phân khúc giá đó

4.Bánh xe
Hiện nay bánh xe chủ yếu được thiết kế với 3 loại kích thước đó là 24",26”, 29”, 27.5” và hiện nay đang phổ biến nhất là bánh xe có kích thước 26” vì dòng xe này phù hợp với đa số người dùng Việt với kích thước vừa phải. Kích thước của xe cũng đánh giá lên được cân năng của xe vì bánh xe có trọng lựa khá lớn trong mỗi chiếc xe đạp địa hình

Những điều tôi chia sẻ ở trên hy vọng bạn có thể tham khảo để đưa ra lựa chọn cho mình để có thể sở hữu được một chiếc xe đạp địa hình hoàn hảo.